THUYẾT MINH HỆ THỐNG FM 200

Hỏi & Trả lời PCCC – YouTube Nơi miễn phí cho cả nhà

THUYẾT MINH HỆ THỐNG FM 200

Hiện nay có khá nhiều loại chất chữa cháy loại khí được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới cũng như tại Việt Nam là khí FM200. Theo bảng 1 tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7161: 2009 (tương đương với tiêu chuẩn quốc tế ISO 14520-1: 2000) thì khí FM200 có tên khác theo chất chữa cháy là HFC-227 ea. FM200 là tên thương mại của sản phẩm. Khí FM200 giá thành và công nghệ sử dụng, bảo quản ưu việt hơn hẳn các loại khí khác có chứa thành phần nhiều Nitơ cho nên nó được dùng phổ biến hơn Nitơ.

Tiêu chuẩn áp dụng.

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3245:1989 An toàn cháy – Yêu cầu chung. Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5760 : 1993 Hệ thống chữa cháy – Yêu cầu chung về thiết kế, lắp đặt và sử dụng. Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5738: 2021 Hệ thống báo cháy tự động – Yêu cầu kỹ thuật. Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7161-1: 2002: Hệ thống chữa cháy bằng khí – tính chất vật lý và thiết kế hệ thống. Phần 1: Yêu cầu chung. Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7161-9: 2002: Hệ thống chữa cháy bằng khí – tính chất vật lý và thiết kế hệ thống. Phần 9: Chất chữa cháy HFC 227ea. Tham khảo các tiêu chuẩn quốc tế và một số nước phát triển: Tiêu chuẩn quốc tế (ISO), Tiêu chuẩn Mỹ (NFPA)

Tính toán cấu hình hệ thống.

Phần phát hiện đám cháy (báo cháy)

Thông tin về sự phát hiện đám cháy được xác lập bởi sự bố trí các đầu báo cháy tự động. Các tín hiệu từ đầu báo cháy tự động được gửi về trung tâm xử lý tín hiệu chữa cháy tự động. Trung tâm này là loại trung tâm chữa cháy thông thường. Ngoài ra, hệ thống báo cháy còn được trang bị hệ thống báo cháy bằng tay trong trường hợp khẩn cấp mà các đầu báo cháy chưa phát hiện kịp hoặc có sự cố

Trung tâm điều khiển chữa cháy.

Một số thông số kỹ thuật chính cảu trung tâm điều khiển chữa cháy khí như sau: Trung tâm điều khiển chữa cháy là loại thông thường Trung tâm điều khiển chữa cháy phải hoạt động cho cả hai trường hợp: nhận tín hiệu phát động từ các đầu báo cháy hoặc là từ nút ấn bằng tay. Trung tâm điều khiển phải có chế độ thời gian trễ báo động và chữa cháy. Trung tâm điều khiển phải có khả năng tự kiểm tra lỗi và báo lỗi. Có chức năng reset hệ thống Hoạt động trên cả hai nền tảng điện áp 220VAC và 24VDC. Điều kiện làm việc phù hợp với khí hậu Việt Nam.

Bộ phận báo động.

Bộ phận báo động bằng âm thanh phải đủ lớn và đặc trưng, không nhầm lẫn với các loại âm thanh khác. Đối với các hệ thống chữa cháy thường dùng còi báo động. Bộ phận báo động bằng ánh sáng được tích hợp với còi báo động trên cùng một thiết bị. Loại đèn báo cháy ở đây được dùng là loại đèn nháy với tần số 1 Hz.
CHUÔNG BÁO FM 200

Công tắc dừng khẩn cấp.

Trong trường hợp trung tâm điều khiển đã phát lệnh báo động và đang trong thời gian trễ để chữa cháy mà con người phát hiện ra đám cháy không nguy hiểm hoặc là báo động giả thì có thể dừng hệ thống khẩn cấp để tránh chữa cháy sai. Công tắc dừng khẩn cấp phải được đặt ở nơi được bảo vệ và có chỉ dẫn rõ ràng giúp mọi người dễ dàng tiếp cận.

Các dây dẫn tín hiệu điện.

Các dây dẫn tín hiệu phải đáp ứng được yêu cầu của tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5738:2001 đó là tiết diện không nhỏ hơn 0,75mm2. Các dây dẫn được bảo hộ bởi ống bảo vệ chống cháy. Không được đi chung dây dẫn tín hiệu và dây dẫn điện 220V trong cùng một ống bảo vệ.

Các bình chứa chất chữa cháy.

Các bình chứa chất chữa cháy phải được kiểm định an toàn. Áp lực nén cho phép là 25 hoặc 42 Bar (mục 1.2 TCVN 7162-9:2002). Tỷ trọng nạp của bình không được lớn hơn 1150 kg/m3. (Bảng 8 và 9 – TCVN 7161-9:2009) áp suất làm việc lớn nhất của bình chứa ở 500C là 34 Bar đối với loại bình 25 Bar và 53 Bar đối với loại bình 42 Bar (Bảng 8 và 9 – TCVN 7161-9:2009).

Tính toàn khố lượng khí cần dùng:

+ Theo TCVN:4878:1989 (ISO 3941:1977) Nhóm T phân loại cháy, mục 2: Chất cháy chứa trong phòng máy chủ bao gồm các loại bàn ghế, giá đỡ, các máy móc thiết bị đều là nhiên liệu rắn do vậy chúng thuộc nhiên liệu cháy loại A. + Theo TCVN 7161-9:2009 mục 7.5.3.1 thì nồng độ thiết kế nhỏ nhất đối với đám cháy loại A phải là nồng độ dập tắt cộng thêm hệ số an toàn 1,3. Đối với nhiên liệu đám cháy loại A không có thành phần xenlulô có thể cần đến nồng độ thiết kế cao hơn. ở đây chất cháy có bao gồm các bàn ghế (có thể bằng gỗ), không loại trừ có giấy tờ như vậy chúng có chứa xenlulô. Ở phần lưu ý ở mục này của tiêu chuẩn có khuyến cáo nên sử dụng nồng độ thiết kế không nhỏ hơn 90% nồng độ được xác định từ thử nghiệm đám cháy heptan. Ở đây chúng tôi chọn nồng độ thiết kế bằng 92,5% vì tỷ lện xenlulô trong nhiên liệu tính toán là không nhiều.
TCVN FM 200
+ Theo Bảng 4 – TCVN 7161-9:2009 áp dụng cho Heptan thì nồng độ thiết kế lớn nhất là 8,55% (đã bao gồm hệ số an toàn 1,3). Áp dụng với phần trên, thì nồng độ thiết kế cho công trình là: 8,55% x 92% = 7,89% < 8%. Với nồng độ này đảm bảo thấp hơn mức tác động có hại không quan trắc được (NOAEL) là 9% đối với HFC 227 ea (FM200). Nồng độ này không gây ngạt cho con người khi chữa cháy. Tuy nhiên như vậy không có nghĩa là con người có thể được phép ở trong phòng khi xả khí chữa cháy vì còn có nhiều mối nguy hiểm khác nữa. + Theo mục 3.13 – TCVN 7161:2002 thì nhiệt độ phòng  được xác định để tính toán là 200C. + Theo Bảng 3 – TCVN 7161-9:2009: đối với nhiệt độ 200C và nồng độ thiết kế là 8% thì ta có:Khối lượng khí cần dùng theo bảng tính sau:    

NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG.

NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG-fm200
   

Video FFM 200.

 

Tài liệu tham khảo:

link:  
Van Xả Tràn Pre-Action
   

3 thoughts on “THUYẾT MINH HỆ THỐNG FM 200

  1. Vân Trần says:

    góp ý nên bổ sung thêm có gì mạo muội xin bỏ qua:
    1. Phần báo động: sẽ phân ra tín hiệu báo động di tản (bên trong khu vực bảo vệ) và phần tín hiệu báo xả khí.
    2. Phải có bộ phận (nút nhấn, cần gạt…) kích hoạt bằng tay (bằng điện, bằng cơ)
    3. Hệ thống đường ống nên thiết kế theo kiểu cân bằng (từ ống góp ra-chia đôi-chia đôi…)
    4. Khu vực bảo vệ phải đảm bảo kín khi xả khí (cửa đóng, van gió đóng, quạt dừng chạy…)

Trả lời

Chào mừng bạn đến hội kỹ sư PCCC