Quy định về lắp đặt phòng bơm theo QCVN 02:2020/BCA

Hỏi & Trả lời PCCC – YouTube Nơi miễn phí cho cả nhà

Quy định về lắp đặt phòng bơm theo QCVN 02:2020/BCA

Vị trí lắp đặt:

Ngoài nhà:

– Trạm bơm nước chữa cháy phải được đặt trong nhà, cách nhà và công trình khác tối thiểu 16 m (không quy định khoảng cách khi nhà đặt trạm bơm nước chữa cháy có bậc chịu lửa I và II hoặc giữa trạm bơm và công trình có tường ngăn cháy)
lap-dat-phong-bom-theo-QCVN-02-2020-BCA
lap-dat-phong-bom-theo-QCVN-02:2020/BCA

Đặt trong nhà:

– Ngăn cách với các phòng khác bằng tường ngăn cháy không thấp hơn REI150, sàn ngăn cháy không thấp hơn REI60, cửa ngăn cháy không thấp hơn EI70 – Đặt ở tầng 1 hoặc tầng hầm 1. – Cho phép đặt tại các tầng nổi khác của nhà khi phòng đặt bơm có cửa ra phải thông với khoang đệm thang thoát nạn qua hành lang được bảo vệ bằng kết cấu ngăn cháy loại 1

Bố trí chung với bơm sinh hoạt:

  • Được phép đặt chung với máy bơm cấp nước sinh hoạt trong cùng một phòng hoặc nhà

Khoảng cách giữa các thiết bị:

– Từ cạnh bên của móng đặt máy bơm và động cơ điện đến tường nhà Tối thiểu 70 mm – Khoảng cách giữa các móng Tối thiểu 70 mm – Từ cạnh bệ máy bơm phía ống hút đến mặt tường nhà đối diện Tối thiểu 1 m Từ cạnh bệ máy bơm phía động cơ điện đến mặt tường nhà Không nhỏ hơn khoảng cách cần thiết để rút rôto của động cơ điện ra mà không cần tháo động cơ điện khỏi bệ máy

Lối đi trong trạm bơm

– Máy bơm có đường kính ống đẩy từ 100 mm cho phép đặt dọc tường và vách nhà mà không cần có lối đi giữa máy bơm và tường, nhưng khoảng cách từ tường đến móng đặt máy bơm không nhỏ hơn 200 mm. – Cho phép đặt hai máy bơm trên cùng một móng mà không cần bố trí lối đi giữa chúng, nhưng xung quanh móng phải có một lối đi riêng không nhỏ hơn 0,7 m

Chiều cao thông thủy trạm bơm

– Trạm bơm có thiết bị nâng: khoảng cách thông thủy từ đáy vật được nâng đến đỉnh của các thiết bị đặt ở dưới không được nhỏ hơn 0,5 m. – Trạm bơm không có thiết bị nâng: tối thiểu 2,2 m

Lưu ý đối với bơm động cơ diesel

Khoảng cách từ tường nhà tới két nước đối với động cơ diesel làm mát bằng quạt gió – Không được nhỏ hơn 3 lần chiều cao của két nước động cơ diesel khi không có cửa đưa gió trực tiếp ra ngoài trạm bơm – Khoảng cách này có thể lấy tối thiểu bằng 2 m Chiều cao của đáy bể chứa dầu cho động cơ diesel – Phải cao hơn miệng vào bơm cao áp của động cơ diesel. – Trong trường hợp chưa có kích thước của nhà sản xuất kích thước này có thể được lấy bằng 1,2 m Khoảng cách giữa tủ điều khiển và bồn nhiên liệu – Phải có vách ngăn – Tối thiểu 2 m khi không có vách ngăn Bố trí họng nước chữa cháy trong phòng bơm hoặc nhà bơm – Kích thước (6×9) m hoặc lớn hơn phải bố trí họng nước chữa cháy trong nhà với lưu lượng 2,5 l/s. – Trường hợp có động cơ diesel và bồn chứa nhiên liệu diesel phải thiết kế hệ thống chữa cháy tự động Bố trí đèn chiếu sáng sự cố và đèn chỉ dẫn thoát nạn trong phòng bơm, nhà bơm – Phải trang bị + Có nguồn điện dự phòng đảm bảo thời gian hoạt động tối thiểu 3 giờ + Nguồn điện dự phòng không được lấy từ nguồn ắc quy khởi động bơm

Thoát nước sàn cho phòng bơm

Phải có hệ thống thoát nước dưới sàn nhà để tránh ngập nước

Bố trí hệ thống thông gió cho phòng bơm

Phải lắp đặt hệ thống thông gió cưỡng bức hoặc thông gió tự nhiên

Nối đất

– Động cơ máy bơm, bồn chứa nhiên liệu và tủ điều khiển các máy bơm nước chữa cháy phải được nối đất an toàn. – Dây nối đất phải bằng đồng sợi hoặc đồng lá. – Tiết diện dây nối đất: + Động cơ máy bơm không nhỏ hơn 25 mm2 + Bồn chứa nhiên liệu không nhỏ hơn 10 mm2 + Tủ điều khiển không nhỏ hơn 5 mm2

Bể nước chữa cháy

– Khi bể nước chữa cháy dùng chung với bể nước phục vụ sinh hoạt trong tòa nhà thì đường ống hút của hệ thống nước sinh hoạt phải được kết nối trên mức nước yêu cầu cho nhu cầu phòng cháy. – Mỗi bể nước phải có van tự động làm đầy và van thủ công làm đầy riêng biệt link tải: PHÒNG BƠM CHỮA CHÁY TẦNG HẦM 1   Tham khỏa thêm clip bên dưới:   ADMIN

Để lại một bình luận

Chào mừng bạn đến hội kỹ sư PCCC