Hỏi & Trả lời PCCC – YouTube Nơi miễn phí cho cả nhà
THỦ TỤC NGHIỆM THU PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY 2023
MỘT SỐ LƯU Ý VỀ THÀNH PHẦN HỒ SƠ NGHIỆM THU NỘP TRỰC TUYẾN TẠI DỊCH VỤ CÔNG BỘ CÔNG AN
* Thành phần Hồ sơ nghiệm thu theo quy định tại Khoản 2, Điều 15 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24/11/2020 của Chính phủ. Các văn bản, tài liệu có trong hồ sơ phải có xác nhận của chủ đầu tư, chủ phương tiện, đơn vị tư vấn giám sát, đơn vị thi công. Hồ sơ nếu bằng tiếng nước ngoài thì phải dịch ra tiếng Việt.* Các loại giấy tờ có thể sử dụng chữ ký số điện tử hoặc công chứng số
- GCN Thẩm duyệt và bản vẽ đã được đóng dấu thẩm duyệt;
- Giấy chứng nhận kiểm định liên quan đến PCCC;
- Bản sao Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy của đơn vị tư vấn giám sát, đơn vị thi công, lắp đặt hệ thống phòng cháy và chữa cháy;
* Các loại giấy tờ bắt buộc phải sử dụng chữ ký số điện tử
– Văn bản đề nghị kiểm tra kết quả nghiệm thu về PCCC, giấy ủy quyền (nếu có); – Các biên bản thử nghiệm, nghiệm thu từng phần và nghiệm thu tổng thể hệ thống phòng cháy và chữa cháy; Lưu ý: Các biên bản nghiệm thu TỪNG PHẦN, TỔNG THỂ: Phải thể hiện đầy đủ tên phương tiện, số lượng, mã hiệu, số tem phải trùng với dãy số tem ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện đối với từng hạng mục nghiệm thu từng phần thể hiện trong Biên bản. – Các bản vẽ hoàn công hệ thống phòng cháy và chữa cháy và các hạng mục liên quan đến phòng cháy và chữa cháy phù hợp với hồ sơ thiết kế đã được thẩm duyệt. Lưu ý: Đối với bản vẽ hoàn công, chỉ cần ký số vào trang đầu tiên của bản vẽ, có chữ ký, dấu điện tử của Chủ đầu tư và các đơn vị liên quan; không cần phải ký từng bản vẽ. – Tài liệu, quy trình hướng dẫn vận hành, bảo dưỡng các thiết bị, hệ thống phòng cháy và chữa cháy và các hệ thống liên quan đến phòng cháy và chữa cháy của công trình, phương tiện giao thông cơ giới. Lưu ý: trong tài liệu hướng dẫn vận hành, cần phải có nội dung hướng dẫn vận hành hệ thống điện phục vụ cho PCCC. – Văn bản nghiệm thu hoàn thành các hạng mục, hệ thống liên quan đến phòng cháy và chữa cháy.MỘT SỐ LƯU Ý ĐỐI VỚI CHỦ ĐẦU TƯ VÀ ĐƠN VỊ THI CÔNG
– Đơn vị thi công phải tư vấn cho chủ đầu tư tổ chức thi công, kiểm tra, giám sát thi công theo đúng thiết kế về phòng cháy và chữa cháy đã được thẩm duyệt. – Trường hợp trong quá trình thi công nếu có sự thay đổi về thiết kế và thiết bị phòng cháy và chữa cháy thì phải giải trình, thiết kế bổ sung và phải được thẩm duyệt lại. Căn cứ theo Nghị định số 136/2020/NĐ-CP, Cơ quan Cảnh sát PC&CC kiểm tra kết quả kiểm tra nghiệm thu của các đơn vị chủ đầu tư, đơn vị thi công. Do đó, các đơn vị phải có trách nhiệm thi công đúng theo hồ sơ đã được duyệt, nghiệm thu giữa các bên trước khi mời Cơ quan Cảnh sát PC&CC đến kiểm tra kết quả. – Về tổ chức nghiệm thu, trước khi mời Cơ quan Cảnh sát PCCC&CNCH tổ chức kiểm tra kết quả nghiệm thu của Chủ đầu tư và đơn vị thi công, các đơn vị tổ chức kiểm tra, nghiệm thu công trình, hạng mục công trình đảm bảo theo hồ sơ đã được thẩm duyệt thiết kế về PCCC và phải chịu trách nhiệm trước Pháp luật về kết quả nghiệm thu; – Quá trình tổ chức kiểm tra kết quả nghiệm thu cùng Cơ quan Cảnh sát PCCC&CNCH, các đơn vị phải bố trí đủ thành phần tham gia nghiệm thu, người đại diện pháp luật (thành phần tham gia nghiệm thu gồm: Đại diện pháp luật của Chủ đầu tư, đơn vị thi công xây dựng, đơn vị thi công PCCC, đơn vị tư vấn giám sát; ngoài ra đối với công trình cao tầng, các đơn vị như đơn vị thi công thang máy, hệ thống hút khói, hệ thống điện…phải cùng tham gia tổ chức nghiệm thu). Trường hợp buổi làm việc theo thông báo, Chủ đầu tư bố trí không đủ thành phần, người có trách nhiệm tham gia nghiệm thu, Cơ quan Cảnh sát PCCC&CNCH sẽ không tổ chức kiểm tra kết quả nghiệm thu.TRONG QUÁ TRÌNH KIỂM TRA KẾT QUẢ NGHIỆM THU
- Các thông số, số lượng thiết bị PCCC lắp đặt trong công trình đưa vào mục BIÊN BẢN NGHIỆM THU TỪNG PHẦN, NGHIỆM THU TỔNG THỂ;
- Tem kiểm định đã được dán trên phương tiện, thiết bị và Giấy chứng nhận kiểm định (nếu không trùng khớp là không đạt yêu cầu), đồng thời chụp hình xác suất tem kiểm định của từng loại thiết bị;
- Đối với đầu phun Sprinkler: phải lắp đặt đúng theo hồ sơ thẩm duyệt thiết kế về PCCC, đặc biệt là lắp đặt đầu phun có hệ số K.
- Đối với việc lắp đặt hệ thống điện phục vụ cho PCCC: lưu ý, Các thiết bị điện của hệ thống bảo vệ chống cháy của nhà phải được cấp điện ưu tiên từ hai nguồn độc lập (một nguồn điện lưới về một nguồn máy phát điện dự phòng).
- Thử nghiệm số lượng đầu phun được tính toán lưu lượng, cột áp theo bản vẽ thẩm duyệt được xác định tại vị trí bất lợi nhất.
- Nghiệm thu hệ thống cấp nước chữa cháy ngoài nhà đối với công trình có sử dụng hệ thống cấp nước chữa cháy của khu đô thị, khu công nghiệp;
- Vật liệu cách nhiệt trên mái: Thông thường, tại các công trình công nghiệp, trong quá trình thẩm duyệt thiết kế các đơn vị tư vấn thiết kế không thể hiện vật liệu cách nhiệt trên mái nhà, tuy nhiên trong quá trình thi công, nghiệm thu về PCCC, Chủ đầu tư sử dụng tấm cách nhiệt trên mái làm ảnh hưởng đến kết cấu mái (Giới hạn chịu lửa thông thường tối thiểu là RE15); những loại vật liệu này có tính bắt cháy, tính lan truyền và có khả năng gây cháy lan rất nhanh. Do đó, chủ đầu tư muốn sử dụng các loại vật liệu cách nhiệt trên mái phải có tài liệu chứng minh giới hạn chịu lửa của vật liệu là RE15. .