BIỆN PHÁP THI CÔNG HẠNG MỤC: HỆ THỐNG PCCC

1. Một số quy định chung

– Hệ thống ống luồn dây phải được lắp đặt hoàn chỉnh trước khi luồn cáp vào ống. Tiêu chuẩn này không bắt buộc đối với hệ thống ống luồn dây đặt trong kết cấu bê tông đúc sẵn.

– Trước khi đổ bê tông trùm lên các ống luồn dây, các ống này phải cố định sao cho chiều dày của bê tông sau khi đông kết bao bọc quanh tiết diện ống luồn dây tại bất kỳ điểm nào cũng lớn hơn 15mm.

– Phải cố định vững chắc tuyến ống luồn dây cứng bằng kẹp ôm hoặc bằng phương pháp khác đã được phê duyệt sau mỗi cự ly không lớn hơn 2m đối với ống luồn dây kim loại và không lớn hơn 1,2 m đối với ống luồn dây PVC cứng. Quy định này phù hợp với AS 3000-1991-3.26.4.4 và AS 3000-1991-3.28..4.3.

– Số cút ống luồn dây trên một tuyến ống phải hạn chế sao cho tổng số góc ở tất cả các cút ống không vượt quá 3 góc vuông. Khi gặp trở ngại, có thể nới rộng bán kính của cút ống để tạo thuận lợi cho việc lắp đặt. Góc của ống cút luồn dây không được nhỏ hơn 900. Khi uốn ống không được làm thu nhỏ đường kính trong của ống.

– Khi lắp đặt ống luồn dây phải chọn hộp nối và phụ kiện ống là loại chuyên dùng cho ống luồn dây cáp viễn thông và cáp tín hiệu âm thanh.

– Phải trang bị các khâu ngăn chặn chất lỏng đi vào hệ thống ống luồn dây làm  hỏng cáp.

– Gioăng đệm của phụ kiện ống luồn dây phải chống được tác dụng ăn mòn của các loại vật liệu tiếp cận với chúng.

– Các ống luồn dây PVC đặt nổi trong các khu vực không có tác dụng ăn mòn có thể là ống cứng có phụ kiện kèm theo.

– Các ống sử dụng cho việc luồn dây âm thanh ở đoạn tới đầu báo đầu tiên trên mỗi hướng phải là loại ống nhựa chống cháy để ngăn dẫn lửa từ các hướng về phòng đặt thiết bị trang âm và ngược lại. Các ống này được đặt sát trần hoặc cổ trần phải cách an toàn với ống dẫn cáp điện lực. Các đoạn ống rẽ xuống mặt trên của sàn giả (vị trí gắn đầu báo) phải được cố định vào các thanh treo sàn giả hoặc thang dẫn cáp.

– Các ống luồn dây đặt chìm trong tường gạch trát vữa xi măng hoặc thạch cao ở các văn phòng hoặc khu vực tương tự phải được cố định sao cho bề mặt phía ngoài của ống còn sâu hơn mặt tường hoàn thiện ít nhất 15mm.

– Các ống luồn dây ngoài trời phải là ống cứng PVC.

– Các ống luồn dây cứng phải có bán kính cong (ứng với cung uốn trong) đủ lớn để cáp bên trong ống được uốn với độ cong cho phép nhưng trong mọi trường hợp không được nhỏ hơn 2,5 triệu đường kính ngoài của ống. Quy định này phù hợp với IEE 529-5.

– Lỗ xả nước đọng của hệ thống luồn dây không kín phải đặt ở điểm thấp nhất tại những nơi có độ ẩm mốc.

– Trong thời gian thi công, các lỗ hở tạm trong hệ thống ống dây đi phải được nút kín hoặc được bịt kín bằng vật liệu không cháy và không có hại cho cáp.

– Giá đỡ ống luồn dây phải được đặt nhờ các bộ phận cố định của kết cấu xây dựng có sẵn.

– Các ống luồn dây dự phòng phải được đặt gần chỗ nối cáp vào thiết bị để cho việc đặt cáp trong tương lai được dễ dàng.

– Chỉ đặt hộp nối cáp nối trong cho ống luồn dây chôn dưới đất khi có văn bản thoả thuận của kỹ sư phụ trách giám sát thi công của Chủ đầu tư.

– Vít bulông và phụ kiện để bắt chặt ống luồn dây phải được phê duyệt, kiểm tra trước khi sử dụng. Không được sử dụng gỗ để cố định ống luồn dây và chỉ được dùng khoan điện hoặc khoan khí nén để khoan lỗ phục vụ việc cố định ống luồn dây.

– Chỉ được khởi công đặt tuyến ống khi đã xác định được vị trí tuyến ống dựa theo bản vẽ của cơ quan tư vấn thiết kế.

– Khi cắt ống luồn dây phải cắt thẳng góc của trục ống.

2. Lắp đặt ống dưới sàn trước khi thi công mặt sàn.

– Sau khi đơn vị xây dựng và lắp đặt xong sàn cốt pha thì phải tiến hành lấy dấu các vị trí hộp âm và tuyến ống theo kích thước của bản vẽ trên mặt sàn (dùng sơn hoặc bút sơn để lấy dấu).

– Sau khi đơn vị xây dựng lắp đặt xong lớp cốt thép thứ nhất (lớp thép dưới) thì phải tiến hành lắp đặt ống ngay. Việc nối ống với nhau bằng ống nối và nối ống với hộp nối được thực hiện bằng keo dán PVC, các mối nối đòi hỏi phải thật khít để tránh nước bê tông lọt được vào ống.

– Tuyến ống dưới sàn phải được cố định chắc chắn xuống sàn âm. Tại các điểm nối phải tăng cường các đai cố định tránh trường hợp khi đổ bê tông đầm dùi có thể làm trượt các mối nối ống.

– Khi ốngluồn dây chuyển hướng, sẽ tạo thành các góc khác nhau. Đối với những góc nhỏ hơn 900 thì nên luồn ống thành hai lần chếch để dễ dàng cho việc kéo dây sau này.

– Các hộp nối, đầu ống chờ cần phải được bao bọc thật kỹ để tránh nước bê tông có thể chảy vào gây tắc ống.

– Sau khi đơn vị thi công xây dựng lắp đặt xong lớp cốt thép thứ hai (lớp thép trên) thì phải tiến hành kiểm tra lại tuyến ống đã đặt, các đoạn ống bị móp, bẹp thì phải thay thế.

– Trong quá trình đổ bê tông hoặc lát sàn hay thi công trần giả phải cử người thường trực, theo dõi và xử lý ngay các sự cố xảy ra về ống.

– Sau khi đơn vị thi công tháo dỡ cốt pha thì tiến hành dỡ bỏ các nút bịt tại các hộp nối và các đầu ống chờ rồi tiến hành dùng dây mồi để thông ống và kiểm tra đường ống đã chôn ngầm.

3. Thi công lắp đặt ống nhựa trong tường bê tông đã đúc.

– Trước hết phải đo phóng dạng bản vẽ lấy dấu trên tường bê tông (đối với những vị trí tường cao trên 1,5m phải chuẩn bị thang, giàn giáo phục vụ cho việc thi công). Dùng thước và dây bật mực tạo ra những đường thẳng trên tường theo yêu cầu của bản vẽ thiết kế. Đối với các vị trí hộp nối phải dùng êke và bút lấy dấu.

– Tiến hành cắt bê tông tạo rãnh đặt ống theo vết mực đã đánh dấu có chiều rộng và chiều sâu của rãnh cắt phải đảm bảo sao cho sau khi đặt ống vào rãnh phải đảm  bảo cho lớp vữa bảo vệ ống cố chiều dày tối thiểu đến bề mặt tường bê tông đạt khoảng cách tối thiều từ 10-15mm. Ví dụ đối với ống D20 thì chiều sâu rãnh cắt phải đạt tối thiểu là 30-35 mm. Khoảng cách giữa hai rãnh cắt phải gấp 2-2,5 lần đường kính ống. Ví dụ ống D20 thì khoảng cách giữa hai rãnh cắt là 40-50mm.

– Đối với những vị trí cần đặt từ 2 đến 3 ống hoặc nhiều hơn song song nhau thì chiều rộng rãnh cắt bê tông phải đảm bảo sao cho khoảng cách giữa các ống phải nằm cách nhau ít nhất 15mm và khoảng cách từ mép ống ngoài cùng đến mép bê tông đã đúc còn lại tối thiểu từ 10-15mm.

– Đối với những vị trí hộp nối thì khoảng cách từ các phía ngoài hộp đến mép rãnh cắt cũng phải tối thiểu là 10-15mm.

– Sau khi dùng máy cắt tạo thành rãnh cắt thì tiến hành đục bỏ phần bê tông trong rãnh cắt sao cho đáy rãnh được tạo ra phải tạo thành mặt phẳng không được gồ ghề (phải dùng các thiết bị chuyên dụng kết hợp với thủ công).

– Tại các vị trí bắt kẹp đỡ ống phải tạo được rãnh nhỏ bằng phẳng độ sâu của chân kẹp để lắp đặt được kẹp đỡ ống.

– Việc cố định trong ống rãnh đã được tạo ra bằng cách khoan các lỗ để chèn sâu nhựa vào bắt vít để lắp các kẹp đỡ đường ống. Cứ mỗi khoảng cách từ 70-80 cm thì bắt một kẹp giữ ống. Tại các vị trí khớp nối hoặc hộp nối thì phải tăng cường bắt các kẹp đỡ ống tại hai đầu của khớp nối hoặc hộp nối.

– Tiến hành đo cắt ống hoặc nối ống theo chiều dài cần lắp đặt và lắp đặt ống trên hàng kẹp đỡ đã được lắp đặt và cố định trong rãnh.

Tại các vị trí phải chôn, chèn hộp nối dây và hộp nối để lắp đặt các thiết bị cũng phải tiến hành cắt và đục tẩy hốc bê tông có kích thước rộng hơn kích thước các đế vắt và hộp nối trên ít nhất 1,2 lần.

– Chèn, trát bê tông và làm phẳng lớp bê tông sau khi đã lắp đặt hoàn chỉnh đường ống và kiểm tra kỹ lưỡng sau khi lắp đặt. Mác bê tông sau khi đã lắp đặt hoàn chỉnh đường ống và kiểm tra kỹ lưỡng sau khi lắp đặt. Mác bê tông chèn phải bằng cường độ của mác bê tông trên tường đã đúc.

– Sau khi đặt ống xong phải bảo dưỡng lớp bê tông chèn đúng theo các quy định của ngành xây dựng để đảm bảo cho lớp bê tông chèn không bị co dãn và tạo các mạch nứt.

4. Lắp ống nhựa nổi trên tường và trần bê tông đã đúc

Công việc thi công lắp đặt ống nhựa đi nổi trên trần và tường bê tông đơn giản hơn việc thi công lắp đặt ống trong trần và tường bê tông đã đúc, nhưng trong hệ thống viễn thông và mạng thông tin nói chung đòi hỏi các chi tiết, thiết bị phải được lắp đặt chính xác về cao độ cũng như toạ độ. Bởi vậy việc lắp đặt ống luồn dây cũng đòi hỏi phải nghiên cứu kỹ các bản vẽ thiết kế thi công để thực hiện được chính xác việc lắp đặt nói trên.

– Trước hết phải đo phóng dạng bản vẽ, lấy dấu trên tường hoặc trần bê tông tuyến đường ống cần phải lắp đặt bằng thước đo và dây bật mực.

– Dùng giàn giáo có bánh xe lăn di động để thực hiện việc thi công và di chuyển thuận tiện trên mặt bằng rộng.

Trước khi lắp đặt và nối mỗi đoạn ống phải tiến hành kiểm tra bên ngoài ống không bị gẫy, dập và kiểm tra bên trong lòng ống phải thông, không có các vật lạ bên trong gây cản trở hoặc tắc ống trong qúa trình luồn dây.

– Khoan tường hoặc trần để bắt các kẹp giữ ống theo các đường thẳng đã vạch với mỗi khoảng cách đặt các hộp nối với thiết bị, hộp nối phân dây… cần bắt bổ sung thêm kẹp giữ tại các vị trí lân cận để đảm bảo đường ống không bị xô lệch.

– Tại các vị trí cần phải đi ống qua các cột, dầm bê tông sẽ áp dụng phương pháp dùng ống dài trên 15m hoặc bị gấp khúc nhiều lần thì cần phải đặt hộp nối, hoặc cút nối có nắp để việc luồn dây trong ống sau này có thể thực hiện được.

Trong quá trình lắp đặt một tuyến ống cho một đường cáp, cần phải được đánh dấu bằng các băng dính mầu đánh dấu hoặc bằng sơn để dễ nhận biết và tránh nhầm lẫn với các tuyến ống của các đường cáp khác.

– Sau khi thi công xong một tuyến ống phải tiến hành kiểm tra phần lắp đặt bên ngoài đường ống bằng mắt, luồn dây mồi để kiểm tra thông đường ống đã lắp và dùng các nút để bịt các đầu ống bảo vệ đường ống cho giai đoạn luồn dây tiếp theo.

– Trong trường hợp có rất nhiều đường ống song song thì các ống được đặt cách nhau từ 5-10mm. Yêu cầu lắp đặt các ống phải đảm bảo mỹ quan.

Sử dụng giàn giáo có bánh xe lăn di động để thực hiện việc thi công và di chuyển thuận tiện trên mặt bằng rộng.Trên giàn giáo có sàn thao tác được chế tạo và lắp ghép cố định chắc chắn với giàn giáo để đảm  an toàn cho việc thi công. Tại các độ cao trên 6 m phải có lan can để bảo vệ cho người và thiết bị thi công.

Cách thức lắp đặt đường ống trên trần (áp trần) và nổi trên tường cơ bản giống nhau và được minh hoạ trong bản vẽ chi tiết lắp đặt thiết bị.

5. Thi công lắp đặt đường ống nhựa xuyên tường bê tông đã đúc.

Các yêu cầu về an toàn thi công vẫn phải đảm bảo như các mục thi công ở trên.

– Xác định vị trí cần lắp đặt theo bản vẽ.

– Đo lấy dấu vị trí cần khoan lỗ xuyên tường trên tường bê tông hai mặt đối xứng.

– Đục phá bê tông 2 mặt tường sâu 10x10x5 cm để định dạng được vị trí lỗ khoan xuyên tường không bị chạm vào cốt thép (tránh cốt thép bê tông).

– Khoan bê tông xuyên tường có đường kính bằng đường kính loại ống cần đặt xuyên qua tường.

– Cắt và lắp đặt ống nhựa xuyên tường.

– Chèn bê tông, trát, làm phẳng lại lớp bê tông sau khi lắp đặt và bảo dưỡng bê tông chèn.

6. Công tác thi công lắp đặt máng cáp và nối ống chờ vào máng.

a. Lắp đặt máng cáp

Căn cứ các bản vẽ thiết kế kỹ thuật thi công đã nhận được nhà thầu tiến hành khảo sát hiện trường. Đo đạc, lấy dấu và vạch tuyến máng cáp cần lắp đặt.

Việc cố định máng cáp với kết cấu bê tông như tràn, nền nhà thầu tuyệt đối tuân thủ theo các chỉ dẫn của thiết kế. Về cao độ lắp đặt, khoảng cách, kích thước, việc bố trí treo máng trên thanh ren hay trên giá đỡ phải đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật, mỹ thuật.

– Với hệ thống máng cáp vừa và nhỏ được bắt cố định trên tường thì được sử dụng phương pháp cố định bằng bulông nở bắt giữ máng trung bình từ 50-60cm.

– Với hệ máng cáo được treo trên trần bằng thanh ren, căn cứ vào bảng vẽ tiến hành lấy dấu các vị trí cần treo máng cáp. Dùng khoan tạo lỗ trên trần và bắt thanh ren có dấu nở trong bê tông để cố định một đầu thanh ren trong trần bê tông. Đầu còn lại được bắt cố định với giá treo máng. Tuỳ theo cao độ cần treo giữa các ty cáp từ 1-1,5m và tuỳ theo khối lượng của cáp treo mà bố trí cho phù hợp.

– Hệ thống máng cáp và ống dẫn cáp âm sàn phải được lắp đặt trước khi thi công mặt sàn. Khi thi công mặt sàn phải tránh cho bê tông không chèn vào các khe của nắp đậy.

b.Nối chờ với máng cáp

– Cáp được đi trong máng cáp sẽ đến các phần tử, thiết bị thông báo cháy hoặc thiết bị thoát khói và nhiệt cụ thể qua hệ thống ống chờ PVC nối giữa máng cáp với các thiết bị. Để đảm bảo và không làm  hư hại đến cáp, việc ghép nối giữa ống chờ và máng cáp bằng đầu nối và khớp nối loại có ren.

– Tại các vị trí phải nối thông giữa ống luồn dây và máng cáp cần phải được đo đạc và lấy dấu chính xác. Sau đó dùng đầu khoan khoét lỗ trên máng có đường kính bằng đường kính của đầu nối có ren (đã được tính mẫu). Phần đầu nối có ren được nối với máng, đầu còn lại không có ren được nối với ống bằng keo dán ống. Phần ống nhựa luồn dây PVC tiếp theo được uốn, nối theo địa hình để đi đến các thiết bị hoặc ổ cắm.

c. Biện pháp đấu nối máng cáp

– Tại các vị trí nối hai đoạn máng với nhau hay các điểm nối rẽ nhánh ra máng khác, ta dùng cút nối máng cáp hoặc cút chữ T nối máng rẽ nhánh.

– Trên mỗi tuyến máng cáp kim loại phải tiến hành lắp đặt tiếp địa cho máng. Dây nối tiếp địa sử dụng dây thép Æ10 hoặc bằng thanh thép dẹt mạ kẽm nhúng nóng kích thước 40×4, được nối với hệ thống tiếp địa chung toà nhà. Trị số tiếp địa phải được kiểm tra bằng THEZOMET với trị số cho phép <= 10 W.

d. Thiết bị, dụng cụ phục vụ thi công cáp tín hiệu, lắp đặt thiết bị:.

Mô  tả các thiết bị chính (loại, kiểu, nhãn hiệu thi công)Nhà sản xuấtSố lượngNăng suấtSở hữuĐi thuêCông suất hoạt động
Thiết bị thử nghiệm tại hiện trường: – Máy tạo khói – Thiết bị kiểm tra đầu báo cháy – Thiết bị kiểm tra đường dây – Máy tạo nhiệt – Thiết bị lắp đầu báoBộ kiểm tra hệ thống báo cháy chuyên dùng của hãng GE  02 bộ X X   X X  
MegommterNhật02 X  
Mega ôm kếNhật05 X  
Máy tính xách tayToshiba2 X  
Máy bộ đàm (bộ 4 chiếc)Kenwood03 bộ X  
Máy dò siêu âmNhật01 X  
Bộ nguồn và đồng hồ vạn năngSiemens02 X  
Đồng hồ vạn năng số KAITO DT9921. Đo các tham số điện áp, cường độ dòng điện, điện trở Hiển thị số với độ chính xác cao.Nhật8 X  
Máy dò siêu âm SONATESTAnh01 X  

e. Danh mục dụng cụ lắp đặt  thiết bị hệ thống:

STTTên dụng cụQuy cáchĐơn vịSố lượngGhi chú
1Tuốc nơ vít các loại2,4 cạnhcái10 
2Kìm cắt dây cái4 
3Kìm vạn năng cách điện1000Vcái4 
4Kìm bóp đầu cos đất cái4 
5Kìm bấm cái4 
6Dũa tròn dẹt cái2 
7Cưa sắt cái4 
8Dao cắt cái2 
9Mỏ hàn điện cái2 
10Khoan điện + mũi khoan cái4 
11Cờ lê, tuýp các cỡ cái2 
12Bút dạ dầu cái2 
13Giấy nhãn cái10 
14Bút phủ sơn cái4 
15Dụng cụ phụ cái10 

7. Thi công cáp cho hệ thống báo cháy

2.1.2.1 Một số quy định chung

Đối với hệ thống báo cháy, có các loại cáp chính là cáp 4×1.5mm2, cáp 2×1,5mm2, cáp 2x2x2,5mm2, 2x2x1.5mm2. Khi thực hiện kéo cáp, cần chú ý những điểm sau:

Sức kéo căng

Bán kính đường cong

Bảo vệ cáp khi kéo

2.1.2.2 Sức kéo căng

a. Bán kính đường cong

Hầu hết các loại cáp này được thiết kế mềm dẻo, rất rễ lắp đặt.Tuy nhiên, không phải là ta có thể  kéo dài đoạn cáp hay uốn cáp theo độ cong tuỳ thích mà phải tuân thủ theo một dải nhất định và một độ cong hợp lý cho phép.

   Chuẩn ANSI/TIA/EIA – 568 – A chỉ ra rằng bán kính uốn cong của cáp đồng lớn hơn bốn lần đường kính của cáp. Ví dụ: Nếu một đoạn cáp có đường kính là 1/4 inch (0,635 cm) thì bán kính uốn cong phải lớn hơn 1 inch (2,54 cm)

b. Bảo vệ cáp khi kéo

Trong quá trình kéo cáp, ngoài việc tuân thủ sức kéo căng và độ uốn cong của cáp, ta phải tránh việc cáp tiếp xúc với các vật dụng gây hỏng cáp ở xung quanh. Ví dụ: Ta không kéo cáp qua chỗ có bề mặt sắc nhọn, góc cạnh kim loại vì nó có thể làm hỏng vỏ cáp và xấu nhất là làm đứt dây cáp

2.1.2.3 Qui trình kéo, rải cáp, và đấu nối cáp.

a. Định vị hệ thống trên mặt bằng:

– Do yêu cầu đảm bảo tính chống cháy của hệ thống dây tín hiệu và mỹ thuật của công trình. Nên ống bảo hộ dây tín hiệu được dùng bằng ống nhựa SP chống cháy đi theo máng cáp, phần không đi được theo máng cáp sẽ được luồn trong nhựa SP chống cháy được bắt vít vào trần bê tông. Công việc này cần phối hợp với các nhà thầu khác để tránh sự chồng chéo (điện, điều hoà, thông gió, …) Việc này có tính chính xác theo từng vị trí đầu báo,

thiết bị nên việc phối hợp với các nhà thầu khác để định vị dây dẫn cũng như các thiết bị trên mặt bằng là rất cần thiết, quan trọng và cần phải có độ chính xác.

– Đánh dấu vị trí dây dẫn đảm bảo việc thi công hệ thống dây tín hiệu được chính xác, thống nhất quá trình triển khai dự án.

– Cắt tường: toàn bộ công việc tạo rãnh đặt ống đi dây tín hiệu và dây cáp sẽ được thực hiện bằng máy cắt, không gây ảnh hưởng tới chất lượng công trình xây dựng.

– Lắp hệ thống ống nhựa bảo vệ cáp, dây tín hiệu: sau khi cắt tường tạo rãnh, hệ thống ống máng cáp, ống nhựa, hộp nối sẽ được lắp cố định.

– Ống luồn cáp là loại ống cứng chống cháy được lắp đặt từ các hộp đấu dây trong hộp kỹ thuật (phòng kỹ thuật) đến các vị trí đầu báo khói, nhiệt, nút ấn, module, công tắc thiết bị điều khiển mở cửa, các vị trí ống đi qua. Khu vực có trần giả thì được lắp cố định trên trần giả bằng các đinh vít nở. Ống đi từ trên trần xuống  vách bê tông hoặc tường được chôn chìm bằng cách dùng máy cắt chôn ống để luồn dây đến các vị trí thiết bị.

– Hộp đấu dây được đặt trong hộp kỹ thuật (phòng kỹ thuật) đảm bảo cho việc lắp đặt được thuận lợi khi thi công cũng như khi kiểm tra vận hành, bảo dưỡng.

b. Lắp đặt ống bảo hộ dây tín hiệu, trên trần, trên vách bê tông:

– Việc đi ống ghen nhựa được lắp sát vào trần, dầm bê tông được thực hiện trước.

– Kéo rải dây trong ống ghen và để chờ tại các hộp nối các thiết bị.

– Dây không được căng quá dẫn đến dễ đứt.

– Tại vị trí nối để thừa từ 20-30 cm để sau này cắt nối.

– Ống ghen không được đi ghấp khúc, vuông góc mà phải vòng cung khi chuyển hướng để khi có sự cố dễ dàng rút dây ra để thay thế.

– Việc đi dây đến đâu phải vẽ lại, hoàn công đến đó. Nếu có phần ngầm cần phải mời Chủ đầu tư nghiệm thu trước khi lấp kín.

– Khi bắt đinh ghim ống luồn dây lên trần, dầm thì không được ghim bừa bãi mà phải ghim vào đúng vị trí mà Chủ đầu tư đã đánh dấu bằng sơn đỏ.

Các móc kẹp nhựa ghim ống luồn dây phải ngay thẳng và chắc chắn, đinh gim, vít nở phải đạt độ sâu theo tiêu chuẩn.

c. Luồn dây tín hiệu vào ống bảo vệ:

– Việc đi dây tín hiệu và hộp kỹ thuật được thực hiện cho từng khu vực, từng vị trí dẫn đến các đầu báo.

– Kiểm tra chủng loại, ký mã hiệu, ống ghen bảo vệ dây, dây, hộp nối kỹ thuật  đồng thời đo kiểm tra thông mạch toàn bộ các loại dây bằng thiết bị chuyên dùng trước khi lắp đặt.

– Dùng dây mồi kéo dây tín hiệu đi trong ống bảo vệ, không được căng quá tránh việc đứt dây để chờ đủ dây cho việc lắp thiết bị.

– Hộp kỹ thuật được lắp đặt cùng quá trình lắp đặt các đường dây.

– Đo và kiểm tra dây theo từng tầng sau đó đo và kiểm tra dây theo hệ thống, làm hoàn công và nghiệm thu giai đoạn.

d. Lắp đặt thiết bị báo cháy (đế và đầu báo cháy, chuông, đèn, nút ấn báo cháy, tủ trung tâm báo cháy, …).

* Quy định chung

Khi lắp đặt các thiết bị hệ thống báo cháy cần lưu ý một số điểm như sau:

– Kỹ sư công nhân lắp đặt (cả trực tiếp và gián tiếp) phải được trải qua các khoá đào tạo về cách thức lắp đặt đối từng thiết bị cụ thể.

– Trước khi lắp đặt phải xác định chính xác trên bản vẽ thi công và trên thực tế, nếu ta phải điều chỉnh cho hợp lý với yêu cầu kỹ thuật của thiết bị thì cần trình đề nghị lên phê duyệt xong rồi mới tiến hành lắp đặt.

– Các thiết bị gá, lắp trên tường hoặc trần giả phải được gia cố cẩn thận, vừa đảm bảo độ chắc chắn vừa phải đáp ứng tốt các chỉ tiêu kỹ thuật của nhà sản xuất quy định như tản nhiệt, độ thoảng khí và các điều kiện về môi trường hoạt động khác.

– Các thiết bị không có phụ kiện đi kèm phục vụ cho việc gá lắp trên tường hoặc trần thì phải gia công thêm các chi tiết này để đảm bảo độ an toàn và các tiêu chuẩn kỹ thuật đối với thiết bị. Các phụ kiện gá lắp này phải đảm bảo cả về kỹ thuật lẫn tính thẩm mỹ cho công trình, tuyệt đối không được làm ảnh hướng đến công trình hoặc các hệ thống khác và phải được duyệt trước khi lắp đặt.

– Lắp đặt thiết bị trên tường hoặc trần phải đảm bảo tiện lợi cho việc kiểm tra, xử lý sự cố hoặc bảo quản bảo dưỡng thiết bị sau này:

– Khi lắp đặt các thiết bị có nhiều bộ phận thì nên lắp phần khung giá trước, sau đó đấu nối tiếp đất (nếu yêu cầu tiếp đất), đấu nối nguồn (chưa cấp nguồn) rồi mới lắp đặt các module.

– Khi thao tác với các module có các linh kiện nhạy cảm cần tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về cân bằng tĩnh điện (phải đeo vòng tiếp địa cho cổ tay khi thao tác với các module này)

– Phải sử dụng đúng chủng loại các dụng cụ theo như yêu cầu và hướng dẫn nghiêm ngặt của nhà sản xuất.

– Tuân thủ các nguyên tắc về an toàn cho người và thiết bị khi tiến hành lắp đặt.

* Chuẩn bị trước khi lắp đặt:

Trước khi tiến hành lắp đặt thiết bị phải làm công tác chuẩn bị theo những nội dung sau:

– Vị trí lắp đặt và không gian hiện trường.

– Thiết bị và các phụ kiện lắp đặt

– Dụng cụ lắp đặt.

– Các yếu tố trên đã được chuẩn bị đầy đủ thì mới tiến hành lắp đặt. Trong bất kỳ một trường hợp nào thì 3 nội dung ban đầu phải được tuân thủ đầy đủ, trường hợp nội dung thứ 4 chưa sẵn sàng thì phải được sự đồng ý của giám sát kỹ thuật thi công chính và chỉ huy công trường thì mới được phép tiến hành công việc.

* Quy trình lắp đặt:

Quy trình lắp đặt các thiết bị của hệ thống báo cháy được mô tả chi tiết trong các tài liệu hướng dẫn lắp đặt của nhà sản xuất, các tài liệu này sẽ được đệ trình trong các phụ lục.

– Việc lắp thiết bị báo cháy phải đúng vị trí thiết kế, lắp đặt chắc chắn vào cấu kiện xây dựng đúng tiêu chuẩn hướng dẫn của nhà sản xuất. Công việc này chỉ thực hiện khi toàn bộ hệ thống đường dây đã được lắp đặt kiểm tra đạt yêu cầu, đầu báo chỉ được lắp khi hệ thống trần của công trình đã được hoàn thiện.

– Các đầu báo được lắp trên trần bê tông hoặc trần giả khoảng cách gần nhất so với miệng thổi điều hoà d≥500mm, hiệu chỉnh vị trí sao cho phù hợp với thực tế.

– Các thiết bị báo cháy như: chuông ,đèn, nút ấn báo cháy được lắp trên tường tại các vị trí (đúng như bản vẽ thiết kế), cao độ theo chi tiết lắp đặt (bản vẽ thiết kế kỹ thuật thi công nhà thầu đưa ra).

– Trước khi đưa vào lắp đặt các thiết bị này được kiểm tra mã hiệu, chất lượng, thử sự hoạt động của các thiết bị.

– Sau khi lắp đặt xong các thiết bị tiến hành kiểm tra toàn bộ hệ thống dây tín hiệu tới các đầu báo cháy, chuông báo cháy, nút ấn báo cháy và tủ trung tâm báo cháy.

– Lắp đặt trung tâm báo cháy, tiến hành kiểm tra trung tâm báo cháy, trước khi đưa vào lắp đặt. Sau khi lắp đặt xong chúng tôi sẽ vận hành toàn bộ hệ thống, kiểm tra sự hoạt động của từng đầu báo, từng nút ấn, từng chuông báo cháy và các chức năng của trung tâm báo cháy.

– Sau khi lắp đặt hoàn chỉnh toàn bộ hệ thống sẽ hiệu chỉnh vận hành chạy thử thiết bị và hệ thống phù hợp với thiết kế đề ra.

 

THI CÔNG LẮP ĐẶT HỆ THỐNG CHỮA CHÁY

1. Công tác sản xuất tại xưởng

a. Quy trình

– Vật tư, vật liệu được mang đến chân công trình → kiểm tra nội bộ  → kiểm tra bởi nhà tư vấn → kho.

– Sau khi có thông tin đo đạc chính xác từ tổ trắc đạc mọi thông số kỹ thuật cho việc sản xuất được kỹ sư trưởng công trình ký lệnh sản xuất → chuyển lệnh xuống xưởng sản sản xuất và sản xuất theo đúng quy trình và gia công thô → gia công tinh → sơn (hoặc không sơn)

– Kỹ sư quản lý sản xuất sẽ trực tiếp chỉ huy đội sản xuất để sản xuất cung cấp cho việc lắp đặt.

b. Biện pháp sản xuất

– Công tác khoan: Sau khi các chi tiết được gia công xong. Tiến hành khoan các lỗ trên chi tiết, chi tiết được đưa vào bàn kẹp của máy khoan. Chi tiết phải được kẹp chác chắn, bằng phẳng trên bàn kẹp. Sao cho mũi khoan phải vuông góc với chi tiết cần khoan và tiến hành khoan một cách từ từ tránh trường hợp khoan nhanh dẫn đến gãy mũi khoan. Chú ý trước khi khoan cần kiểm tra cỡ mũi khoan để phù hợp với lỗ cần khoan.

– Công tác cắt gọt: Công tác cắt ống phải được thực hiện theo hướng dẫn của nhà sản xuất, không gây hư hại cho ống và lớp bảo vệ, mặt cắt ống phải láng nhẵn và vuông góc với tim ống (hay vạt góc nếu cần) để thực hiện mối nối.

Việc cắt ống được thực hiện với dụng cụ thích hợp và đảm bảo về chiều dài mối cắt theo đúng yêu cầu.

– Công tác ren ống: – Cắt thẳng ống và làm sạch ba via.

– Ren ống bằng máy ren với bước ren và chiều dài ren theo quy định.

Yêu cầu: Đường ren trên ống phải là kiểu ren tiêu chuẩn có dạng côn, tuân thủ theo các tiêu chuẩn về ren ống.

* Công tác gia công, hàn ống:

– Làm vệ sinh sạch sẽ ống và phụ kiện trước khi tiến hành gá lắp.

– Cắt đầu ống hoặc nắn lại mép ống bị biến dạng trong quá trình vận chuyển .

– Mài vát đường ống theo quy định, làm sạch cạnh mép ba via ống (kể cả mặt trong và mặt ngoài) với chiều rộng không nhỏ hơn 90mm.

– Độ lệch mép ống khi gá không lớn hơn chiều dày thành ống (chiều dày nhỏ nhất của ống)

-Không được phép hàn các ống nhánh ở chỗ các đường hàn dọc và ngang của ống   (kể cả đường hàn đó là do nhà máy chế tạo) .

– Khoảng cách giữa các đường hàn nối của ống và đường hàn nối các đoạn ống nhánh với đường ống chính không nhỏ hơn 90mm (quy định này áp dụng cho cả tê và thập gia công ) .

– Hàn hồ quang điện các mối hàn tại xưởng gia công hay các mối hàn chết được thực hiện :

– Với chiều dày thành ống nhỏ hơn 6mm hàn ít nhất hai lớp

– Với chiều dày thành ống lớn hơn 6mm hàn ít nhất ba lớp

– Mối hàn trước khi hàn tiếp lớp sau phải được đánh sạch lớp xỉ hàn. Lớp hàn đầu tiên đảm bảo hàn thật ngấu đến chân đường hàn

-Mối hàn được công nhân đánh sạch xỉ, bẩn, gờ xờm . Quan sát mặt ngoài mối hàn không có vết nứt, xoáy, thủng, vết lẹm sâu quá 0.5mm . Các mép không được lệch, vênh quá dung sai cho phép, dộ dầy đường hàn phải đều, chiều cao đường hàn so với mặt ống từ 1-3mm .

– Sau khi hàn xong tiến hành kiểm tra thử áp trước khi quét sơn chống rỉ đường hàn.

– Mài vát đầu ống theo quy định.

– Hàn nối ống và phụ kiện bằng hồ quang điện.

– Những đoạn ống hàn hồ quang điện bằng phương pháp cơ giới hay thủ công đảm bảo các chỉ tiêu cơ lý: giới hạn bền khi chịu kéo của mối hàn không được thấp hơn giới hạn bền chịu kéo cho phép của thép ống

* Công tác sơn:

Trước khi tiến hành sơn. Đường ống phải được làm sạch bằng máy đánh bụi cầm tay. Sau đó tiến hành sơn bằng máy phun sơn. Khi sơn phải chú ý khoảng cách giữa súng phun và đường ống tránh trường hợp chỗ dày chỗ mỏng và không để cho son chảy thành dòng trên đường ống. ống được sơn làm 3 lớp: 1 lớp chống gỉ, và hai lớp màu đỏ.  

2. Công tác lắp dựng.

a. Quy trình:

– Vật tư thiết bị được chuyển từ kho hoặc bộ phận sản xuất đến vị trí lắp đặt. Công nhân cần phải biết được vị trí lắp đặt thông qua việc đánh dấu bằng mực khó tẩy lên thiết bị cần lắp.

– Công tác trắc đạc, định vị được chuẩn bị sẵn sàng

– Tiến hành lắp dựng theo đúng bản vẽ thiết kế kỹ thuật thi công và đúng phương pháp lắp đặt.

– Sau khi lắp đặt xong bộ phận trắc đạc, định vị cần phải xem xét đã đúng chưa.

– Bộ phận kỹ thuật, chất lượng cần phải kiểm tra sơ bộ ngay.

– Sau khi đã lắp đến điểm dừng kỹ thuật cán bộ quản lý chất lượng cần tổ chức nghiệm thu để lập biên bản hoàn thành từng công việc, nếu không đạt phải tháo ra làm lại ngay tức khắc

b. Biện pháp lắp dựng:

* Lắp đặt ống dẫn nước, dẫn khí:

Sau khi xác định vị trí tim ống, tuyến ống, tiến hành bật mực xác định vị trí tuyến ống.

Căn cứ tiêu chuẩn kỹ thuật và yêu cầu của hồ sơ thiết kế, xác định các vị trí lắp đặt giá đỡ ống trên tuyến đã được bật mực.

– Quá trình thi công giá đỡ ống được thực hiện đồng thời cùng quá trình lắp đặt ống khi thi công tuyến chính.

– Giá đỡ ống và ống được lắp đặt đồng thời trong quá trình thi công.

Việc thi công lắp đặt đường ống phải kết hợp với các nhà thầu thi công các công việc khác (Cấp nước sinh hoạt, điện, thông gió điều hòa, thông tin…). Với các đoạn ống nằm trong bêtông, phải được lắp đặt đồng thời với quá trình lắp đặt cốt thép và phải được hoàn thiện nghiệm thu trước khi ghép cốp pha đổ bê tông. Các đoạn ống phải được neo giữ chắc chắn vào cốt thép đảm bảo sự ổn định trong quá trình đổ bê tông. Khoảng cách các điểm neo tuỳ thuộc vào chủng loại và kích cỡ ống và phải được Kỹ sư chấp nhận. Các vị trí ống qua tường, hào kỹ thuật được làm bằng ống thép có mặt bích hai đầu được gia công tại công trường và được lắp đặt trước khi làm cốt pha.Tại vị trí mặt bích dùng tôn 0.4mm bảo vệ không để bê tông lọt vào ống, êcu.

Trước khi lắp đặt ống và phụ kiện phải được kiểm tra:

+ ống không được cong vênh, biến dạng

+ ống không nứt vỡ.

+ Các vị trí nằm trong bê tông phải được nghiệm thu thử kín và thử áp trước khi tiến hành công tác bê tông.

Lắp đặt ống với mối nối mặt bích:

– Được lắp ráp theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất cũng như quy định về mômen soắn tối đa cho phép tác động vào từng bu lông .

– Các mối nối mặt bích được lắp ráp như sau :

+ Căn thẳng hàng các bộ phận được nối tiếp.

+ Sắp xếp chúng để các lỗ ráp bulông đều tương ứng với các lỗ bulông ở mặt bích kia, dành một khoảng cách giữa các mặt bích để đặt gioăng .

+ Đặt gioăng vào giữa các mặt bích và ráp bulông .

+ Căn gioăng giữa các gờ của hai mặt bích .

+ Ráp các con tán và vặn xiết dần theo đường kính ở các bulông dối diện và vị trí góc vuông

* Lắp dựng ống luồn dây và dây dẫn:

– Do yêu cầu đảm bảo tính chống cháy của hệ thống dây tín hiệu và mỹ thuật của công trình. Nên ống bảo vệ dây tín hiệu được dùng bằng ống chống cháy vào trần bê tông hoặc trần giả đến các vị trí đặt đầu báo khói, đầu báo nhiệt, chuông, đèn, nút ấn báo cháy, các vị trí ống qua có trần giả thì được cố định trên trần giả và đánh dấu sơn màu đỏ theo khoảng cách đều để phân biệt với ống của  hệ thống khác, các vị trí không có trần giả thì ống được chôn ngầm trong sµn bê tông và tường .Công việc này cần phối hợp với các nhà thầu khác để tránh trùng vị trí (điện nhẹ, điện thoại, thông gió, hệ thống bảo vệ toà nhà…),việc này có tính chính xác theo từng vị trí đầu báo, thiết bị.

– Đánh dấu vị trí thiết bị, dây dẫn đảm bảo việc thi công hệ thống dây tín hiệu được chính xác, thống nhất quá trình triển khai dự án.

– Cắt tường: toàn bộ công việc tạo rãnh đặt ống đi dây tín hiệu và dây cáp sẽ được thực hiện bằng máy cắt, không gây ảnh hưởng tới chất lượng công trình xây dựng. Trong trường hợp bắt buộc phải sử dụng cắt phần tường chịu lực của toà nhà thì phải được sự đồng ý bằng văn bản của chủ đầu tư trước khi thi công.

– Lắp hệ thống ống bảo vệ cáp, dây tín hiệu: sau khi cắt tường c¾t s©u tạo rãnh, hệ thống ống máng cáp, hộp nối sẽ được lắp cố định.

Các móc kẹp nhựa ghim ống luồn dây phải ngay thẳng và chắc chắn, đinh gim, vít nở phải đạt độ sâu theo tiêu chuẩn, khoảng cách giữa các móc kẹp nhựa gần nhau không được lớn hơn 2m.

– Việc đi dây tín hiệu và hộp kỹ thuật được thực hiện cho từng khu vực, từng vị trí dÉn đến các đầu báo, từng tầng xong tầng này mới chuyển sang tầng khác

– Kiểm tra chủng loại, ký mã hiệu, ống ghen bảo vệ dây, dây, hộp nối kỹ thuật  đồng thời đo kiểm tra thông mạch toàn bộ các loại dây bằng thiết bị chuyên dùng trước khi lắp đặt.

– Dùng dây mồi kéo dây tín hiệu đi trong ống bảo vệ, không được căng quá tránh việc đứt dây để chờ đủ dây cho việc lắp thiết bị.

– Hộp kỹ thuật được lắp đặt cùng quá trình lắp đặt các đường dây.

– Đo và kiểm tra dây theo từng tầng sau đó đo và kiểm tra dây theo hệ thống, làm hoàn công và nghiệm thu giai đoạn.

* Lắp đặt tủ trung tâm báo cháy và thiết bị báo cháy.

Tất cả các thiết bị được lắp đặt tuân thủ theo tiêu chuẩn của nhà sản xuất và tiêu chuẩn 5738 TCVN

Việc lắp thiết bị báo cháy phải đúng vị trí thiết kế, lắp đặt chắc chắn vào cấu kiện xây dựng đúng tiêu chuẩn hướng dẫn của nhà sản xuất. Công việc này chỉ thực hiện khi toàn bộ hệ thống đường dây đã được lắp đặt kiểm tra đạt yêu cầu và có biên bản nghiệm thu giai đoạn, đầu báo chỉ được lắp khi hệ thống trần của công trình đã được hoàn thiện.

Trước khi đưa vào lắp đặt các thiết bị này được kiểm tra mã hiệu, chất lượng, thử sự hoạt động của các thiết bị.

– Các đầu báo được lắp trên trần bê tông hoặc trên trần giả, khoảng cách gần nhất so với các thiết bị đèn, miệng thổi điều hoà d>= 500mm, các vị trí lắp đặt đầu báo sẽ được chỉnh sao cho phù hợp với thực tế.

– Tổ hợp báo cháy chuông đèn, nút ấn báo cháy sẽ được lắp tại các vị trí (trên bản vẽ thiết kế).

Sau khi lắp đặt xong các thiết bị tiến hành kiểm tra toàn bộ hệ thống dây tín hiệu tới các đầu báo cháy, chuông báo cháy, nút ấn báo cháy và tủ trung tâm báo cháy.

Lắp đặt trung tâm báo cháy, tiến hành kiểm tra trung tâm báo cháy, trước khi đưa vào lắp đặt. Sau khi lắp đặt xong chúng tôi sẽ vận hành toàn bộ hệ thống, kiểm tra sự hoạt động của từng đầu báo, từng nút ấn, từng chuông báo cháy và các chức năng của trung tâm báo cháy

* Lắp đặt các loại van:

– Các vị trí van đã được trình bày trên bản vẽ là vị trí tương đối và sẽ cần thiết phải thay đổi chút ít dựa trên các điều kiện thực tế tại hiện trường hoặc các thay đổi khác tại thời điểm thi công . Vị trí chính xác của mỗi van sẽ dựa trên khảo sát chi tiết của nhà thầu trước khi lắp đặt hoặc được Kỹ sư hướng dẫn .

– Tất cả các van và đường ống sẽ được bảo vệ khỏi hư hại và không chầy xước hay có các vết dính của dầu, mỡ, vữa và các chất khác trước thời điểm bàn giao . Toàn bộ tay van sẽ được tháo rời và bảo quản đúng cách bởi nhà thầu cho đến khi hoàn chỉnh công tác lắp đặt . Tay van được lắp trở lại  van theo phương pháp hợp lý và sẽ được xác nhận xem chúng có hoạt động được hay không . Công tác chăm sóc đặc biệt sẽ được tiến hành để bảo vệ trục van và mũ van khỏi bị hư hại khi bánh đà được lắp đặt lên đó. Tất cả các van sẽ nằm ở vị trí hoàn toàn đóng từ khi lắp đặt cho đến khi súc xả .

* Lắp đặt đầu phun Sprinkler và đầu phun hở:

+ Lắp đặt các đầu phun Sprinkler. Công việc này chỉ thực hiện khi trần giả của các tầng đã được hoàn thiện. Trước khi lắp đầu phun chúng tôi dùng các thiết bị để kiểm tra chất

lượng ví dụ như: Kiểm tra màu sắc của thuỷ ngân, thử áp lực 6-8 at xem đầu phun có còn chịu được không (áp suất làm việc tối đa là 10 at) nếu không chịu được bị phá vỡ thì bỏ đi… đầu phun nào đã được kiểm tra thì cho lắp lên trần.

* Lắp đặt thiết bị chữa cháy:

– Lắp đặt hộp chứa vòi, bình

– Tất cả các thiết bị được lắp đặt tuân thủ theo tiêu chuẩn của nhà sản xuất

– Lắp đặt hệ thống ống dẫn nước chữa cháy tự động, họng nước vách tường, sau khi đã xác định trong thiết kế và tiến hành vệ sinh làm sạch ống.

– Đường ống trục đứng, nhánh,  họng nước vách tường là đường ống được dẫn từ nhà bơm tới các tầng để vào các hộp họng nước chữa cháy vách tường.

– Các hộp họng nước chữa cháy vách tường được lắp đặt ngay sau khi đường ống dẫn nước tới họng được lắp đặt xong, vòi lăng sẽ được trang bị có các hộp sau.

– Lắp đặt tủ chữa cháy họng nước vách tường đúng vị trí theo bản vẽ thiết kế đảm bảo tiờu chuẩn PCCC (Tiờu chuẩn PCCC Việt Nam 2622-1995).

*Lắp đặt bơm Bơm:

Phải đổ bê tông bệ bơm trước theo đúng kích thước và các lỗ bulông chờ tại bể bơm, cùng một trục định vị. Lắp các đường ống hút, các phụ kiện, ống lắp theo phương pháp ren, hàn, các thiết bị bắt bích, nối máy bơm bằng các khớp mềm chống rung. Lắp các loại tủ điều khiển bơm và kiểm tra chế độ khô cho tủ điện, khi khởi động bơm thì lần lượt thứ tự bằng tay và sau đó cài đặt ngưỡng áp lực cho bơm bù, bơm và xả van điện từ và thử nghiệm bơm chính

3. Phương pháp, quy trình nghiệm thu, kiểm tra:

a. Quy trình nghiệm thu:

– Có rất nhiều công việc cần phải nghiệm thu kể từ khi bắt đầu cho đến kết thúc. Việc xác định nội dung và số lượng nghiệm thu là do nhà thầu đệ trình để tư vấn quản lý phê chuẩn.

– Công tác nghiệm thu được thực hiện 2 bước:

+ Bước 1: Nhà  thầu tự nghiệm thu để sửa chữa những sai sót để sẵn sang mời nhà tư vấn đến nghiệm thu.

+ Bước 2: Cùng nhà tư vấn nghiệm thu ngoài công trường

– Công cụ, quy trình nghiệm thu phải chuẩn bị sẵn sang và được nhà tư vấn phê chuẩn trước khi nghiệm thu.

– Trong quá trình nghiệm thu nhà thầu cần đảm bảo đủ điều kiện để các bên kiểm tra thoải mái, không gò ép và phải đảm bảo an toàn cho hội đồng nghiệm thu.

– Nhà thầu phải chuẩn bị đầy đủ giấy tờ, tài liệu, thiết kế quy trình và biên bản nghiệm thu để sau khi nghiệm thu tại hiện trường nhà tư vấn có thể xem xét và ký được ngay.

b. Biện pháp nghiệm thu:

   – Nghiệm thu thử áp

– Nghiệm thu tín hiệu

– Nghiệm thu tiếp đất

– Nghiệm thu vật tư thiết bị đến chân công trình

– Nghiệm thu thiết bị báo cháy sau khi lắp đặt

– Nghiệm thu thiết bị chữa cháy sau khi lắp đặt

– Nghiệm thu toàn bộ công tác lắp đặt

– Nghiệm thu chạy thử đơn động không tải

– Nghiệm thu chạy thử liên động không tải

– Nghiệm thu chạy thử lien động có tải

– Nghiệm thu đưa vào sử dụng

– Nghiệm thu để cấp chứng chỉ nghiệm thu

HỘI KỸ SƯ PCCC
HỘI KỸ SƯ PCCC

Để lại một bình luận

Chào mừng bạn đến hội kỹ sư PCCC